Trung tâm báo động VISTA - 10P, 6 ZONES, có thể mở rộng thêm 16 ZONES không dây, kèm biến thế, ắc qui, vỏ hộp., 6 ZONES, có thể mở rộng thêm 16 ZONES không dây, kèm biến thế, ắc qui, vỏ hộp.
Có nhiều chức năng, với 6 zone chính, có thể mở rộng thành 11 zone kép và có thể mở rộng bằng modun mở rộng, có khả năng kết nối tới tất cả các loại đầu báo: báo gas, báo khói, báo hồng ngoại… Tuy nhiên hệ thống báo động Vista 12D có chế độ lập trình rất đơn giản
Thông tin chung về bộ báo động:
- Tương thích với tất cả các loại đầu báo
- Quản lý theo 2 vùng riêng biệt và 1 vùng chung
- 6 Zone chính và có thể mở rộng thành 11 kép
- Mở rộng 16 Zone không dây
- Mở rộng thêm 8 zoone bằng module mở rộng
- Lưu trữ được 254 sự kiện.
Các bước lập trình:
1. Vào chế độ lập trình:
- Vào lập trình: bấm 4112 – 800
- Thoát khỏi lập trình: * 99
2. Lập trình ngôn ngữ:
Default của hệ thống không phải là Tiếng Anh nên khó khăn trong lập trình, vì vậy nên chuyển về chế độ tiếng anh bằng lập trình ở *28
- Vào chế độ lập trình 4112 – 800
- Bấm * 28 , bấm tiếp số 0 để chọn tiếng anh
- Bấm * 99 để thoát ra ngoài
3. Lập trình cài đặt zone:
- Vào chế độ lập trình: bấm 4112 – 800
- Bấm * 56, bấm tiếp số 1 để xác nhận.
Sau đó hiển thị cài đặt cho từng zone với các thông số thường dùng như sau:
{Enter Zn Num} : nhập vào zone cần cài đặt ví dụ nhập vào 01 ( hoặc 02, 03…) để cài đặt cho zone 01 (hoặc zone 02, 03…).
( Chú ý: Nếu muốn thoát ra ngoài thì nhập {Enter Zn Num} 00 )
- Bấm * để tiếp tục: màn hình sẽ lên 1 bảng thông báo trạng thái hiện tại của zone đó.
- Bấm * để tiếp tục
{01 Zn Type}: nhập vào kiều hoạt động của zone :
01 – zone có trễ loại 1 (thường dùng)
02 – zone có trễ loại 2
03 – zone không trễ (thường dùng)
07 – Zone 24/24
09 - zone dùng cho báo cháy
14 - zone dùng cho báo Gas
77 – Dùng cho điều khiển từ xa
- Bấm * để tiếp tục
{01 partition} : nhập vào phân vùng: thường là dùng vùng 1 nên ấn vào số 1
- Bấm * để tiếp tục:“ màn hình hiện lên bảng thông báo về code báo cáo – không nên thay đổi thông số này ”
- Bấm * để tiếp tục
{01 Hardwire Type}: nhập thông số kiểu đấu nối dây zone:
0 – Dùng 1 điện trở (thường dùng loại này)
1 - Loại thường đóng NC không điện trở
2 - Loại thường mở NO không điện trở ( thường dùng cho zone điều khiển từ xa)
3 – Loại zone double (ZB)
4 - Loại zone double cân bằng (DB)
- Bấm * để tiếp tục
{02 Resp time} Không thay đổi thông số này
- Bấm * để tiếp tục “hiện lên bảng thông báo”
- Bấm * để tiếp tục
{Program Alpha} Lập trình tên cho mỗi Zone
- bấm 0 để thoát ra.
(Ghi chú: Nếu muốn lập trình tên cho zone thì bấm 1 và xem phần lập trình tên cho zone – Program Alpha ở *82 – Tham khảo tài liệu tiếng anh)
{Enter Zn Num}: Quay trở lại nhập vào zone để cài cho zone tiếp theo
hoặc bấm 00 để thoát ra khỏi lập trình zone và trở lại menu cài đặt chính
- Bấm * 99 để thoát ra khỏi chế độ lập trình
(Lưu ý khi cài đặt cho điều khiển từ xa: Phải dùng loại thường mở ở chế độ tức thì momentery, sau đó đặt ở mục cài đặt kiểu hoạt đồng cho zone là 77 )
4. Lập trình đặt thời gian còi kêu:
- Vào chế độ lập trình ấn 4112 – 800
- Bấm * 33 sau đó bấm 1 số tương ứng:
+ số 1 : còi kêu 1 phút
+ số 2 : còi kêu 2 phút
+ số 3 : còi kêu 3 phút
+ số 4 : còi kêu 4 phút
+ số 5 : còi kêu 8 phút
+ số 6 : còi kêu 16 phút
- Bấm * 99 để thoát ra ngoài
5. Lập trình đặt thời gian trễ ra:
- Vào chế độ lập trình ấn 4112 – 800
- Bấm * 34 sau đó ấn xx là số tương ứng với số giây trễ (nhập xx từ 00 đến 96, ví dụ nhập 15: là trễ ra 15 giây, nếu nhập 97 thì trễ ra là 120 giây).
- Bấm * 99 để thoát ra ngoài
6. Lập trình đặt thời gian trễ vào loại 1:
- Vào chế độ lập trình ấn 4112 – 800
- Bấm * 35 sau đó ấn xx là số tương ứng với số giây trễ (nhập xx từ 00 đến 96, nếu nhập 97 thì trễ vào 1 là 120giây, 98 là 180giây, 99 là 240giây).
- Bấm * 99 để thoát ra ngoài
7. Lập trình đặt thời gian trễ vào loại 2:
- Vào chế độ lập trình ấn 4112 – 800
- Bấm * 36 sau đó ấn xx là số tương ứng với số giây trễ (nhập xx từ 00 đến 96, nếu nhập 97 thì trễ vào 2 là 120giây, 98 là 180giây, 99 là 240giây).
- Bấm * 99 để thoát ra ngoài
8. Lập trình đặt số điện thoại thứ nhất: (2 dây điện thoại nối vào chân 23, 24)
Chú ý: Nếu không sử dụng phần quay số điện thoại (không kết nối dây điện thoại vào trung tâm) thì không được lập trình phần này, nếu không trung tâm sẽ báo lỗi.
- Vào chế độ lập trình ấn 4112 – 800
- Bấm *41 nhập số điện thoại {xxxxxxxxxx} và bấm * để kết thúc
- Bấm * 99 để thoát ra ngoài
Chú ý: Nếu qua tổng đài thì ấn #13 để thay cho thời gian ngừng
Ví dụ quay qua tổng đài đầu 9 số 0912345678 ta ấn như sau
4112 – 800 – * 41 9 # 13 0912345678 * * 99
9. Lập trình đặt số điện thoại thứ hai:
Chú ý : Nếu không sử dụng phần quay số điện thoại (không kết nối dây điện thoại vào trung tâm) thì không được lập trình phần này, nếu không trung tâm sẽ báo lỗi
- Vào chế độ lập trình ấn 4112 – 800
- Bấm *42 nhập số điện thoại {xxxxxxxxxx} và bấm * để kết thúc
- Bấm * 99 để thoát ra ngoài
Chú ý: Nếu qua tổng đài thì ấn #13 để thay cho thời gian ngừng
Ví dụ quay qua tổng đài đầu 9 số 0912345678 ta ấn như sau
4112 – 800 – * 42 9 # 13 0912345678 * * 99.
10. Lắp đặt thêm nhiều bàn phím
Bộ báo động Honeywell có thể mở rộng thêm 7 bàn phím (tổng cộng có 8 bàn phím), bàn phím thứ nhất có địa chỉ mặc định là 16 dùng để lập trình, các bàn phím tiếp theo phải đặt địa chỉ là 17, 18, 19,…và 23. muốn kết nối thêm nhiều bàn phím cần phải làm 2 bước: Cài địa chỉ cho bàn phím mới và lập trình cho phép bàn phím hoạt động