MÔ HÌNH TỔ LIÊN GIA AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ ĐIỂM CHỮA CHÁY CÔNG CỘNG
1. Tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy là gì?
Tổ liên gia về phòng cháy chữa cháy là tập hợp các hộ gia đình, nhà ở kết hợp kinh doanh liền kề nhau cùng chung tay đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong suốt quá trình sinh hoạt, kinh doanh.
2. Điểm chữa cháy công cộng là gì?
Điểm chữa cháy công cộng là nơi mà xe chữa cháy không thể tiếp cận được khi không may có sự cố cháy, nổ xảy ra. Điểm chữa cháy công cộng thông thường là các ngõ, các hẻm, ngách hoặc các khu vực khó tiếp cận trong công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai, nhân rộng mô hình tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy
Thuận lợi: Mô hình tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy được các cấp, các nghành, chính quyền và nhân dân ủng hộ, đánh giá cao vì tính hiệu quả trên thực tế.
Khó khăn: Nguồn kinh phí để mua sắm các trang thiết bị vật tư còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc bảo quản, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng
TIÊU CHÍ MÔ HÌNH TỔ LIÊN GIA AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA
1. Đối tượng
Mỗi tổ liên gia gồm ít nhất từ 05 hộ gia đình, hộ gia đình để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, nổ trở lên và các nhà này phải liền kề nhau
2. Điều kiện để xây dựng mô hình tổ liên gia an toàn về PCCC
- Phương tiện chữa cháy: Có ít nhất 01 bình chữa cháy xách tay (loại bình bột ABC hoặc bình khí C02)
- Phương tiện cứu nạn cứu hộ (CNCH): Có ít nhất 01 dụng cụ phá dỡ thô sơ (xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu...)
"Các phương tiện nếu trên phải được bố trí tại những nơi đảm bảo các tiêu chí dễ thấy, dễ lấy, điều kiện bảo quản tốt"
- Lối thoát nạn: Có lối ra thoát nạn thứ 2 qua ban công, lỗ gia, lên tầng mái thoát nạn bằng thang dây, ống tụt, dầy cứu người hoặc sang nhà bên cạnh...; xây dựng phương án thoát nạn an toàn của hộ gia đình.
3. Lắp đặt hệ thống báo cháy bằng điện 220v hoặc 24v
- Hệ thống nút ấn, thiết bị báo sự cố cháy bằng âm thanh, ánh sáng
* Nút ấn lắp ở bên trong hộ gia đình: Có ít nhất 01 nút ấn tại khu vực sản xuất, kinh doanh (gian phòng, khu vực thường xuyên có người làm việc; trên đường, hành lang thoát nạn); Có ít nhất 01 nút ấn tại khu vực sử dụng để ở (trên đường, hành lang, sảnh thoát nạn; gần cửa vào phòng ngủ hoặc trong phòng ngủ).
* Nút ấn lắp ở bên ngoài hộ gia đình: Căn cứ điều kiện thực tế, có thể lắp đặt nút ấn tại cửa của từng hộ gia đình hoặc 01 nút ấn dùng chung cho nhiều hộ gia đình trong tổ liên gia (mỗi nút ấn sử dụng chung cho không quá 05 hộ gia đình).
* Yêu cầu lắp đặt và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác về nút ấn báo cháy: Nút ấn được lắp đặt trên tường, cấu kiện xây dựng của nhà ở độ cao từ 1,5m - 2m. Vị trí lắp đặt phải bảo đảm dễ thao tác; có biện pháp chống mưa hắt cũng như các tác động từ môi trường, tác động ngoài ý muốn.
- Hệ thống chuông, còi báo sự cố cháy bằng âm thanh (sử dụng chuông hoặc còi báo động): Có ít nhất 01 chuông (còi) lắp ở bên trong nhà tại vị trí phù hợp (sảnh, hành lang tầng gần khu vực phòng ngủ, thường xuyên tập trung đông người...) để người ở bất kỳ gian phòng, tầng nhà nghe được âm thanh báo động. Chiều cao lắp đặt thiết bị từ 2,5m - 3m. Tất cả chuông (còi) báo động tại các hộ gia đình cùng hoạt động, chỉ ngắt cưỡng - Nguyên tắc hoạt động: Khi nhấn 01 nút ấn của bất kỳ trong tổ liên gia, bức bằng tay (đôi với nút ấn ngoài nhà có thể sử dụng loại nút ấn chuông ngắt ngay sau khi ngừng tác động).
Lưu ý: Mức cường độ âm ở tất cả các vị trí cần lớn hơn mức áp suất âm lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 15 dBA (với thanh của môi trường xung quanh ít nhất 10 dBA; đối với các khu vực ngủ phải điều kiện các cửa ra vào đều đóng)
- Hệ thống đèn báo sự cố (đèn chiếu sáng, đèn chớp, đèn báo cháy...): Có 01 đèn chiếu sáng lắp ở bên ngoài của hộ gia đình (phía trên cửa ra vào tại tâng 1 hoặc lô gia, ban công tầng trên); vị trí lắp đặt đèn bảo đảm dễ nhận biết, có biện pháp chống mưa hắt cũng như các tác động từ môi trường. - Nguyên tắc hoạt động: Khi nhấn nút ấn bên trong hộ gia đình nào thì đèn cố tại hộ gia đình đó hoạt động.
- Hệ thống dây dẫn, nguồn cấp cho hệ thống: Tính toán, lựa chọn tiết diện dây dẫn điện phải bảo đảm cấp nguồn cho tất cả chuông (còi), đèn của hộ gia đình trong tổ liên gia nhất là hộ gia đình ở cuối tuyến. Nguồn điện cấp cho hệ thống được đấu nối trước cầu dao tổng của hộ gia đình.
4. Lắp đặt hệ thống báo cháy không dây (Phương án tham khảo)
Song song với các mô hình Tổ liên gia an toàn về phòng cháy chữa cháy sử dụng hệ thống điện thì căn cứ vào tình hình thực tế, đã có nhiều địa phương sử dụng hệ thống báo cháy không dây. Việc lắp đặt hệ thống báo cháy không dây tương tự như hệ thống báo cháy bằng điện, trong đó bao gồm 02 bộ phận chính là bộ phận thu tín hiệu và bộ phận phát tín hiệu.
- Bộ phát tín hiệu là 1 thiết bị có nút ấn và bộ phát tín hiệu
- Bộ thu tín hiệu là một thiết bị có bộ thu tín hiệu và chuông phát ra âm thanh hoặc có đèn báo sự cố kèm theo.
- Khoảng cách lắp đặt giữa bộ phận phát và thu tín hiệu phải thực hiện theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất; sau khi lắp đặt phải kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm để bộ phận thu tín hiệu tại hộ gia đình xa nhất nhận được tín hiệu và chuông, đèn hoạt động tốt.
- Nguồn điện: Hệ thống hoạt động nhờ pin nhỏ với điện áp 1 chiều 12V và độ tĩnh điện nhỏ hơn 0,45 mA, nên sẽ giúp tiết kiệm pin, đây là mức điện năng thấp, giúp cho tuổi thọ của pin được lâu hơn.
- Cơ chế hoạt động:
+ Hệ thống nút ấn, thiết bị báo sự cố cháy không dây của các hộ gia đình trong tổ liên gia được cài đặt chung 01 tần số hoạt động, từ bộ phát tới bộ thu lắp đặt tại các hộ gia đình và bộ thu sẽ phát ra tín hiệu âm
+ Khi nhấn 01 nút ấn của bất kỳ trong tổ liên gia, tín hiệu sẽ được truyền thanh, ánh sáng báo động.
* Thành viên trong hộ gia đình chủ động học tập, nghiên cứu kiến thức, biết cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nô xảy ra; cài đặt và sử dụng thành thạo ứng dụng Báo cháy 114 (lưu ý: Cập nhật danh sách thành viên trong Tổ liên gia để sử dụng tính năng “Tôi an toàn”, thông báo an toàn khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố)
5. Những lưu ý trong quá trình hoạt động của Tổ liên gia về phòng cháy chữa cháy
Chủ hộ gia đình chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các điều kiện an toàn PCCC và thoát nạn đối với hộ gia đình mình. Tổ trưởng tổ liên gia định kỳ (6 tháng/lần) kiểm tra việc thực hiện các điều kiện PCCC tại các hộ gia đình trong tổ liền gia.
Định kỳ (6 tháng hoặc 01 năm/lần) tổ chức họp tổ liên gia để phổ biến các hộ gia đình. Tổ chức họp đột xuất rút kinh nghiệm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại tổ liên gia.
6. Xử lý tinh huống khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn
Khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn tại bất kỳ hộ gia đình nào trong tổ liên gia, các bước xử lý như sau:
- Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, sự cố ấn chuông báo động cho các hộ gia đình biết; báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH (qua số máy 114 hoặc App báo cháy 114), UBND hoặc Công an cấp xã.
- Thành viên của các hộ gia đình trong tổ liên gia sử dụng phương tiện chữa chảy, dụng cụ phá dỡ của gia đình mình tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn.
- Tổ trưởng tổ liên gia chỉ huy chữa cháy, cửu người bị nạn, thông báo cho lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, Công an cấp xã, hoặc Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.